Kỹ năng
8 lưu ý quan trọng khi mua quần jeans nam
Đăng
cách đây 6 nămngày
Bởi
namgioiCó thể nói quần jeans là món đồ thời trang không thể nào thiếu trong tủ quần áo của các quý ông. Không những tiện dụng mà còn rất dễ phối với các trang phục theo những phong cách thời trang khác nhau. Nhưng không phải dễ để mua một chiếc quần jeans sao cho đẹp, cho vừa vặn với phom dáng. Chính vì thế, hãy để Nam Giới làm người hướng dẫn cho các quý ông chọn những mẫu quần jeans phù hợp qua bài viết sau đây.
Chính vì tính bao phủ rộng rãi và được nhiều người ưa chuộng ở nhiều độ tuổi khác nhau, nên quần jeans cũng phải đa dạng, từ màu sắc, kiểu dáng, thiết kế và phom dáng. Việc mua quần jeans đã trở nên khó khăn hơn khi cánh mày râu phải đứng trước quá nhiều sự lựa chọn đến như vậy. Chính vì thế, Nam Giới sẽ giúp nam giới xua tan nỗi bận tâm khi mua quần jeans qua những bí quyết sau đây.
1. Chú ý đến sự vừa vặn
Một chiếc quần jeans đẹp và tốt nhất sẽ không khiến người mặc hài lòng nếu nó không vừa vặn với phom dáng. Sự vừa vặn ấy không phải là tất cả khi mua quần jeans, mà là yếu tố tiên quyết. Vì thế trước khi mua, hãy đảm bảo độ chính xác số đo của bản thân, chiều dài của chiếc quần để lựa chọn kích cỡ cho phù hợp.
Một lỗi nữa mà đa số nam giới bận rộn hay mắc phải là họ thường bỏ qua việc thử chiếc quần jeans mình chọn trước khi mua. Vì họ vẫn nghĩ rằng với kích thước chiếc quần kiểu dáng nào đó vừa với họ thì những kiểu khác cũng sẽ giống như vậy. Đây cũng là bước cơ bản khi mua quần jeans không nên bỏ qua, nên hầu hết các cửa hàng thời trang đều có phòng thử đồ và có gương để khách hàng có thể kiểm tra sự vừa vặn ở mọi góc cạnh khác nhau.
Đặc biệt, phương thức mua hàng trực tuyến (online), thanh toán khi nhận hàng đang rất được lòng khách hàng hiện nay, và điều này khiến cho họ không thể thử trước khi mua. Để không phải mất tiền cho chiếc quần jeans quá rộng hoặc quá nhỏ, nam giới cần nắm rõ số đo, cân nặng và cả kích cỡ quần của mình để cửa hàng đó tư vấn và chọn đúng phom dáng cho các quý ông.
2. Chọn mua quần jeans có đường may khéo léo
Hãy kiểm tra những chi tiết kỹ lưỡng trước khi mua quần jeans, như khóa kéo quần, đường may và túi quần. Nhiều nam giới thích những chiếc quần có tên thương hiệu nhỏ trên túi, nhưng điều cần lưu ý hơn là đường may chắc chắn và khóa quần dễ mở. Ngoài ra, những chi tiết khác như nút quần, tấm thẻ hướng dẫn giặt ủi cũng cần phải lưu ý để giữ quần luôn đẹp.
3. Chọn mua quần jeans đơn giản (vì sự lâu dài)
Đừng lo vì vẫn chưa biết kiểu quần jeans mình thích là gì, hãy mua quần jeans mang phong cách đơn giản và cổ điển. Đừng chọn những mẫu quá cầu kỳ, vì chẳng những không đẹp mà còn rất khó phối cùng với những trang phục khác. Bên cạnh việc dễ dàng ứng dụng với nhiều item thì sự đơn giản thường trường tồn trước những trào lưu.
4. Giá cả
Không có gì sai hay phải xấu hổ khi mua quần jeans giá rẻ, đặc biệt đối với những ai có ngân sách hạn hẹp. Nhược điểm lớn nhất khi mua quần giá rẻ là nam giới sẽ phải thường xuyên thay quần mới và chất lượng của chúng chắc chắn sẽ không bằng những chiếc quần có giá trị cao hơn. Nhưng cánh mày râu cũng có thể kéo dài vòng đời sử dụng của chúng bằng cách chăm sóc kỹ lưỡng chiếc quần đó bằng cách hạn chế giặt thường xuyên. Một chiếc quần jeans thông thường bạn có thể mặc luân phiên cách ngày trong khoảng 2 tuần trước khi giặt.
5. Kiểm tra độ co giãn
Độ co giãn và yếu tố thoải mái là những tiêu chí quan trọng khi mua quần jeans. Hầu hết các mẫu quần jeans đều có độ co giãn khác nhau. Hãy xem nhãn hiệu để xem thành phần vải có gồm những thành phần đàn hồi như vải spandex hay linen. Nam giới sẽ đánh giá cao sự thoải khi di chuyển của những chiếc quần có độ co giãn cao mang lại. Tuy nhiên nên nhớ rằng, quần jeans càng dễ co giãn thì vòng đời sẽ càng ngắn.
6. Chọn quần jeans skinny
Nhiều cánh mày râu vẫn còn e dè, hay lạ lẫm với quần jeans skinny. Nhưng chiếc quần này lại mang lại đẳng cấp thời thượng và nét quyến rũ không thể tả thành lời cho các quý ông. Việc mua một chiếc quần jeans skinny với đường may khéo léo, kiểu dáng đẹp sẽ giúp cho nam giới toát lên vẻ đẹp sang trọng, lịch sự và tinh tế dù đi chơi hay đến công sở.
7. Màu tối là tốt nhất
Nếu nam giới vẫn còn lúng túng không biết màu nào phù hợp với công việc hay mục đích nào đó, thì gam màu tối là sự lựa chọn tối ưu. Quần jeans màu tối thích hợp cho bất kỳ hoạt động nào dù ngày hay đêm. Trong nhiều trường hợp, tất cả những gì nam giới cần làm là thay đổi mẫu áo sơ mi.
8. Đừng sợ trải nghiệm mẫu quần mới
Đừng ngại ngùng mà không dám phá vỡ mọi ranh giới của bản thân, nếu muốn tìm một mẫu quần jeans nằm ngoài khuôn khổ truyền thống và thử phá cách với những kiểu dáng hiện đại hơn, hãy thử một lần trải nghiệm, có thể vô tình tìm thấy phong cách hợp với bản thân.
—
Tổng hợp: ELLE Man. Tham khảo: Balding Beards
Cuộc Sống
Người Trung Hoa xưa kiểm tra trinh tiết phụ nữ qua 6 thủ pháp huyền bí
Đăng
cách đây 7 nămngày
19/12/2017Thời mà cái màng mỏng manh ấy còn được coi như một tiêu chí đánh giá phụ nữ, người ta đã nghĩ ra đủ cách để kiểm tra trinh tiết một cô gái, rùng rợn có, bí ẩn cũng có.
Vào thời phong kiến xưa kia, ở châu Á, đặc biệt là tại Trung Hoa thì người ta rất đề cao giá trị của một khuê nữ. Ngoài tính cách dịu dàng, giỏi giang việc thêu thùa nội trợ, trinh tiết cũng là một yếu tố quan trọng được dùng để đánh giá các nữ nhân có hoàn toàn thanh sạch, xứng đáng là “con gái nhà lành” hay không. Có bao giờ bạn tự hỏi, vào thời đó khi y khoa chưa phát triển như ngày nay thì người xưa đã làm cách nào để kiểm tra trinh tiết của một người phụ nữ hay không? Các câu trả lời dưới đây có lẽ sẽ khiến bạn bất ngờ.
Bà đỡ “nghiệm thân”
Thời xưa, bà đỡ ngoài chức năng giúp những người phụ nữ lâm bồn vượt cạn thành công còn kiêm luôn chức vụ “nghiệm thân” tức là kiểm tra sự trong trắng của một nữ nhân nào đó nếu được yêu cầu. Tất nhiên, bà đỡ là người gần gũi và thường xuyên tiếp xúc với cơ thể cũng như là hiểu rõ những nơi “nhạy cảm” trên người người phụ nữ nhất, vì vậy việc bà có thể biết được cô gái nào còn trinh tiết hay không thông qua quá trình xem xét, kiểm tra cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, đôi khi việc “nghiệm thân” này còn được giao cho bà mối.
Cuốn “Kiến sinh văn” từng ghi lại: Trong lịch sử Trung Quốc, người đầu tiên tiến hành công việc “nghiệm thân” (kiểm tra thân thể) này chính là tác giả của “Tạp dư bí tân”. Trong sách có miêu tả lại sự việc Hoàng hậu của Hán Hoàn Đế là Lương Oánh từng phải kiểm tra thân thể trước khi được tấn phong để có thể đảm bảo rằng sau này nàng có mang thì bào thai đó chắc chắn phải là long chủng của Hoàng đế.
Xem tướng mạo
Việc xem tướng mạo từ xưa đến nay vốn thịnh hành như một phương pháp tiên đoán tương lai hay phần số của một người thông qua vẻ bề ngoài. Và nguồn gốc của xem tướng thì không đâu khác chính là từ Trung Hoa xưa. Tuy nhiên, thời xưa, việc xem tướng không chỉ bao gồm chức năng “tiên tri” đoán vận mệnh như trên mà còn dùng để kiểm tra sự trinh bạch của một người con gái thông qua ngũ qua tướng mạo.
Đặc biệt, phần đuôi mắt của một nữ nhân chính là thứ phản ánh rõ nét nhất việc cô ấy có còn trinh nguyên hay không. Những người tinh thông về tướng mạo thời xưa cho rằng, nếu một cô gái còn trinh thì đuôi mắt cô ta sẽ có màu hồng hoặc hơi đỏ, tất nhiên đây là màu tự nhiên chứ không hề qua các lớp trang điểm. Và ngược lại, nữ nhân nào đã trao thân cho đàn ông thì đuôi mắt sẽ có màu đen.
Việc tướng mạo phần nào phản ánh sự trong trắng của một người phụ nữ thậm chí còn ghi lại trong nhiều tài liệu cổ. Chẳng hạn như trong “Cổ kim đồ thư tập hành” cho rằng: “Tinh thần thẳng thắn nhưng không quyến rũ, biết cười giấu răng, vai nhô cao như rùa, đích thị là xử nữ. Ngược lại, cử chỉ không ngay thẳng, phong thái quyến rũ ắt là kẻ phong trần”.
Hoặc trong một nguồn sử liệu khác thì nói: “Đàn bà, con gái mà đứng nghiêng người dựa cửa, thấy người đến thì đảo mắt, xoa má cũng cắn ngón tay, vô cớ chỉnh quần áo, lúc ngồi hay rung đùi… ắt là đã từng tư thông”.
Thủ cung sa
Đây là một phương pháp kiểm tra trinh tiết phụ nữ từ xa xưa ở Trung Hoa mà đến tận ngày nay nó vẫn gây không ít tranh cãi, bởi thủ cung sa thực chất chỉ là một vết chấm đỏ trên tay người phụ nữ được làm từ cơ thể loài thạch sùng xay nhuyễn sau khi cho ăn chu sa. Tất nhiên những thứ này hoàn toàn chẳng liên quan gì đến việc một người phụ nữ còn trinh hay không.
Nhưng sử sách chép lại rằng, khi chấm thủ cung sa lên cơ thể của một cô gái, nếu cô ấy là một xử nữ (tức là còn trinh) thì vệt đỏ sẽ không bao giờ biến mất. Ngược lại nếu cô ấy đã mất đi trinh trắng thì thủ cung sa lập tức nhạt màu và biến mất.
Tương tự như thủ cung sa, thì trong cuốn “Phòng thuật huyền y trung kỵ” có chép lại một loại thuốc khác cũng mang chức năng kiểm tra trinh tiết được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng tin dùng để giám sát hành vi của các phi tần, tránh việc họ “léng phéng” sau lưng mình. Thành phần của loại thuốc gồm có “mật đà tăng”, “càn son”, “chu sa”. Sau khi xay nhuyễn còn pha thêm máu dơi rồi điểm lên người phi tần. Nếu ai có hành vi tư thông, dấu vết này sẽ lập tức phai đi.
Huyết ngọc xử nữ
Đây là phương pháp cũng gây tranh cãi không kém phương pháp thủ cung sa trên, thậm chí còn “hoang đường” hơn nữa. Theo đó, thời xưa khi muốn kiểm tra trinh tiết của một nữ nhân người ta sẽ trích lấy vài giọt máu của cô gái đó rồi thả vào trong nước, nếu giọt máu không tan mà ngưng đọng thành từng giọt trông giống hòn ngọc thì nữ nhân ấy là một xử nữ. Ngược lại nếu giọt máu tan nhanh trong nước chứng tỏ cô ấy đã không còn trong trắng.
Phương pháp này từng được ghi chép trong cuốn “Trùng minh man lục” của học sĩ Thái Thành Tử thời nhà Thanh thông qua một câu chuyện ngắn như sau. Chuyện kể rằng có một người con gái lúc đầu bị nghi là tư thông với hàng xóm. Gia đình nhà trai vì muốn kiểm tra trinh tiết con dâu nên đã chuốc rượu say, sau đó trích máu tay của nàng để thả vào trong nước. Kỳ lạ thay, giọt máu này không những không tan mà còn ngưng lại như hòn ngọc. Sau đó họ mới tin rằng con dâu mình đã bị oan.
“Lạc hồng”
“Lạc hồng” được hiểu đơn giản là máu của người phụ nữ còn trinh nguyên sau đêm tân hôn. Theo đó, thời xưa sau đêm động phòng hoa chúc, tân lang và gia đình nhà trai sẽ kiểm tra tấm vải trắng trên giường đã chuẩn bị từ trước, nếu tấm vải thấm máu đỏ hồng thì trước khi cưới tân nương vẫn còn vẹn nguyên trinh bạch, còn không thì cô ấy đã giao phó ngọc thể của mình cho một người đàn ông khác từ lâu.
Có lẽ “lạc hồng” chính là phương pháp đơn giản để kiểm tra trinh tiết của một nữ nhân thời xưa nhưng việc này cũng tồn tại một số mặt trái gây nhiều phiền toái cho phụ nữ, bởi nếu không có “lạc hồng’” sau đêm động phòng thì tân nương và gia đình nhà gái sẽ bị chỉ trích nặng nề. Trong khi đó, có hay không có việc chảy máu sau đêm tân hôn đôi khi không liên quan gì đến trong trắng của một người phụ nữ.
Thứ nhất, người phụ nữ không chảy máu trong lần đầu quan hệ chưa hẳn là “không còn trong trắng”. Bởi màng trinh có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà bị rách. Thứ hai, việc chảy máu trong đêm đầu tiên cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn rằng người con gái đó chưa bao giờ quan hệ tình dục.
“Phún đế phong”
“Phún đế phong” được hiểu nôm na là gió hắt hơi, theo đó người ta sẽ giám định việc một nữ nhân còn trinh nguyên hay không phụ thuộc vào luồng gió toát ra từ “nơi nhạy cảm” khi cô ấy hắt hơi. Đây có lẽ là phương pháp kiểm tra sự trinh tiết kỳ quặc nhất ở đất nước Trung Hoa xưa.
Khi dùng phương pháp này, cô gái cần kiểm tra sẽ phải đứng trước một chậu than và không được mặc nội y. Sau đó sẽ có người đốt giấy hoặc thổi khói lên mũi, dùng hạt tiêu hay bất kỳ thứ gì có thể gây hắt hơi. Và trong lúc hắt hơi “phần nhạy cảm” của cô gái đó sẽ thổi ra một luồng gió.
Nếu luồng gió đó mạnh, làm chậu than đỏ ửng lên, tro bụi bay lên cao thì cô ấy sẽ bị coi là không còn trong trắng. Ngược lại nếu luồng gió yếu ớt, không làm tro than có phản ứng gì mạnh thì cô ấy sẽ được khẳng định là còn trinh bạch.
Tính thực hư của những phương pháp thử nghiệm trinh tiết này, cho đến giờ vẫn gây tranh cãi. Tuy nhiên, có một sự thật là nó phản ánh tư tưởng khắt khe trong việc đánh giá phụ nữ thời xưa, do ảnh hưởng nặng nề nhân sinh quan của nam giới. Cùng với những phương pháp thử nghiệm trinh tiết này, những hình phạt ghê rợn dành cho phụ nữ khi họ chẳng may trao thân cho đàn ông, bị làm nhục (cưỡng bức), hoặc ngoại tình… thời xưa cho thấy nỗi đau, nỗi bất hạnh của phụ nữ thời đại xưa.
(Nguồn: Sohu, Kknews.cc)
Cuộc Sống
Bí mật về thủ cung sa – vết son đỏ kiểm tra trinh tiết của phụ nữ xưa
Đăng
cách đây 7 nămngày
19/12/2017Thủ cung sa được biết là vết đỏ xuất hiện trên tay của những nữ nhân để chứng minh sự trinh trắng của họ và nó sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi nữ nhân đó chính thức trở thành “đàn bà”.
Tam cung lục viện của các triều đại Trung Hoa xưa, có hàng ngàn, hàng vạn nữ nhân xinh đẹp nhưng họ lại duy chỉ có một người chồng duy nhất, chính là Hoàng đế. Vì thế, ngoài những mỹ nhân may mắn được Hoàng đế chú ý đến thì cũng có không ít người sống cuộc đời hiu quạnh cô đơn trong hậu đình cho đến chết. Và đôi khi, cũng có một số nữ tử bạo gan, không chấp nhận kiếp sống cam chịu để thanh xuân trôi qua mà chẳng được Hoàng đế lâm hạnh lấy một lần, họ đã manh nha ý định ngoại tình trong chính hậu cung, có thể là với binh lính, cũng có thể là ngay với thái giám…
Vậy, có bao giờ bạn tự hỏi, Hoàng đế Trung Hoa xưa đã làm gì để ngăn chặn những hành vi “hư hỏng” của các nữ nhân Hậu cung trên hay không? Câu trả lời nằm trong ba chữ “thủ cung sa” dưới đây.
Thủ cung sa là gì và có từ khi nào?
Thủ cung sa là dấu vết màu đỏ để chứng tỏ người con gái còn trinh tiết, được biết đến trong truyền thuyết, tác phẩm văn học hay một số sử liệu Trung Quốc. Thậm chí, dạo gần đây trong các tác phẩm điện ảnh cổ trang Trung Hoa, chi tiết thủ cung sa cũng được đưa vào. Dấu vết này xuất hiện trên tay của những nữ nhân để chứng minh sự trinh trắng của họ và nó sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi nữ nhân đó chính thức trở thành “đàn bà”.
Nghe có vẻ kỳ lạ và có phần hoang đường, nhưng thực chất, trong sách “Bác vật chí”, thủ cung sa là một bí thuật lưu truyền trong giang hồ, có nguồn gốc từ thời nhà Hán. Lúc này, hậu cung có quá nhiều mỹ nữ nhưng chỉ có một người đàn ông duy nhất chính là Hán Vũ Đế, vì thế rất khó tránh việc phi tần tìm cách ngoại tình. Hoàng đế Hán Vũ Đế vì chuyện này mà cảm thấy rất đau đầu, tìm mọi cách ngăn chặn.
Đem chuyện khó nghĩ này nói với một đại thần, Hán Vũ Đế được hiến kế rằng, chi bằng dùng một thứ đánh dấu có thể tồn tại hoặc mất đi để khiến các cung nữ sợ hãi mà không dám làm điều gì trái luật. Thứ đó chính là thủ cung sa. Mặc dù câu chuyện trong “Bác vật chí” không hề nói rõ thủ cung sa công hiệu tới mức nào, song các triều đình phong kiến từ Hán trở về sau đều chấm thủ cung sa lên người các mỹ nữ được tuyển vào cung như một cách kiểm tra sự trong trắng của họ.
Cách tạo ra thủ cung sa bằng chu sa, tắc kè
Cũng trong sách “Bác vật chí” thời nhà Tấn còn ghi chép rõ nguồn gốc và cách bào chế thủ cung sa như sau: Người ta dùng 7 cân chu sa (một loại khoáng vật của thủy ngân có sẵn trong tự nhiên, có màu đỏ rất đẹp) để nuôi thạch sùng trong 90 ngày, sau đó cơ thể thạch sùng sẽ dần dần biến thành màu đỏ máu. Tiếp theo, người ta sẽ đem chúng đi xay nhỏ, được một thứ nước màu đỏ, đặc sệt. Dùng thứ nước này chấm vào cơ thể các nữ nhân trinh trắng thì nó sẽ tạo thành một vết son đỏ tươi và không bao giờ biến mất cho đến khi những nữ nhân đó có quan hệ chăn gối. Vết son đó được gọi là thủ cung sa.
Tuy nhiên, cũng có một số sử liệu nói rằng, thủ cung sa thực chất là một vết màu đỏ tự nhiên xuất hiện dưới móng thứ tư của chân thạch sùng, màu sắc giống hệt với chu sa nhưng chỉ bằng một hạt cát. Phải sử dụng loại thủ cung sa tự nhiên này mới có thể kiểm tra được trinh tiết của phụ nữ. Ngoài ra nó còn có tác dụng chữa bệnh co giật ở trẻ em. Lại có sách nói, muốn bào chế thủ cung sa thì phải bắt được thạch sùng lúc nó đang giao hợp, đập chết, xay nhỏ rồi bỏ thêm một thứ “phụ gia” là chu sa, sau đó chấm lên tay người con gái…
Rất nhiều danh y Trung Hoa cổ đại cũng nhắc tới thủ cung sa và cách bào chế loại thuốc thử đặc biệt này. Danh y thời nhà Lương là Lục Hoành Cảnh từng nói: “Thạch sùng thích bò men theo các tường rào hoặc tường nhà, bắt lấy rồi dùng chu sa để nuôi, sau khi cho ăn đủ 3 cân chu sa thì đem thạch sùng giết đi, tán thành nước, bôi lên người phụ nữ. Nếu như người nào sau đó có chuyện chăn gối thì dấu đỏ này sẽ mất đi, còn nếu như không có chuyện chăn gối thì vết đỏ đó sẽ biến thành một nốt ruồi màu đỏ, không bao giờ biến mất”.
Lý Thời Trân trong cuốn “Bản thảo cương mục” cũng có nhắc tới “thủ cung sa” và khi chú thích về tên gọi này, ông cũng có giảng giải cách bào chế thủ cung sa gần như tương tự như trên.
Thực hư công hiệu của thủ cung sa mà bất kỳ phụ nữ thời đó ai nghe qua cũng sợ hãi
Chính vì quá nổi tiếng như vậy, nên ngày nay, nhắc đến thủ cung sa thì không một người Trung Quốc nào mà không biết, nó là một phần trong lịch sử, là một bảo chứng quan trọng để chứng minh từ thời xưa, việc trinh trắng của người phụ nữ đã được coi trọng đến nhường nào. Tuy vậy, thực tế thủ cung sa có công dụng diệu kỳ như sách vở, sử liệu ghi chép hay không, thì không một ai biết, cũng không một ai chứng minh được.
Xét ở góc độ khoa học hiện nay, thực chất thủ cung sa vốn dĩ chỉ là một truyền thuyết, hoặc một huyền sử. Bởi rõ ràng thủ cung sa, chu sa, tắc kè đều chẳng có tí liên quan gì đến trinh tiết người phụ nữ hay chuyện cô ấy có chuyện chăn gối với ai hay chưa. Những câu chuyện về thủ cung sa thực chất chỉ là sản phẩm trong xã hội phụ quyền gia trưởng khi người đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp nhưng lại bắt những thê thiếp của mình phải chung thủy với họ.
Mặc khác, cũng có một số người khẳng định rằng, thủ cung sa có công hiệu thật, nhưng công hiệu của nó chỉ như là một thứ giả dược trong Tây y hoặc phương pháp ám thị tâm lý. Bởi vì khi người phụ nữ thời đó bị chấm lên người một dấu thủ cung sa sẽ được nghe những câu chuyện ly kỳ xung quanh nó, cả những sự đánh giá, những con mắt của xã hội đương thời nhìn vào nếu không giữ gìn phẩm hạnh mà để thủ cung sa nhạt mất… thế là họ sẽ sợ hãi và không dám nghĩ đến chuyện dan díu với ai, đồng thời bằng mọi giá phải giữ vết thủ cung sa trên tay mình.
Nói cho dễ hiểu hơn, thì thủ cung sa vào thời đó, thực chất chỉ là một cái “vòng kim cô” mà những người đàn ông sống trong xã hội “trọng nam khinh nữ” nghĩ ra để bắt những người phụ nữ của họ phải phục tùng và chung thủy với mình.
Nguồn: Sohu, Kknews.cc
Cuộc Sống
Đâu chỉ có thủ cung sa, người Trung Hoa còn có vô vàn cách để kiểm tra trinh tiết phụ nữ
Đăng
cách đây 7 nămngày
18/12/2017Thời Trung Hoa cổ, một người phụ nữ tiết hạnh sẽ không được phép “qua đêm” với trước hôn nhân. Điều này có nghĩa rằng trước đêm động phòng hoa trúc, họ vẫn phải là trinh nữ. Bằng không, những tính từ như “lăng loàn trắc nết”, “gái lầu xanh”… sẽ gán lên danh dự của cô gái ấy.
Thế nhưng, làm sao để người chồng biết được vợ mình vẫn còn trinh tiết?
Kể từ lúc xuất giá tòng phu, trinh tiết của người phụ nữ sẽ là yếu tố quyết định niềm hạnh phúc hay sự đổ vỡ trong hôn nhân. Nhiều người vợ từng “mây mưa” cùng người đàn ông khác trước hôn nhân, nhưng vì hạnh phúc và danh dự của mình nên cố che giấu chồng. Vì lẽ đó, đối với người chồng, việc kiểm tra trinh tiết của người vợ đã trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng trong đêm động phòng.
Đối với người chồng, việc kiểm tra trinh tiết của người vợ đã trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng trong đêm động phòng (ảnh minh họa)
Từ những nguồn tài liệu được ghi chép lại (những quyển tiểu thuyết Trung Hoa), để biết một người phụ nữ có còn trinh nguyên hay không thật sự là một công việc khó khăn. Vì thế, nhiều phát minh đã ra đời nhằm giúp các đức lang quân kiểm tra xem nương tử của mình có là gái trinh hay không.
” Lạc hồng” – Vết máu đỏ trên khăn trắng
Về khái niệm y khoa, màng trinh là một màng mỏng nằm trong âm đạo. Vì màng trinh rất mỏng nên khi ân ái lần đầu, màng trinh sẽ bị rách và gây chảy máu. Hiện tượng này xảy ra là do cấu trúc sinh lý độc đáo của người phụ nữ, và những người Trung Hoa cổ đã dựa trên điều này để nghĩ ra một phương pháp phổ biến nhằm kiểm tra sự trong trắng của người phụ nữ.
Trong đêm động phòng, người chồng sẽ chuẩn bị một tấm vải trắng. Sau những màn ân ái giữa tân lang và tân nương, khăn vải sẽ được đặt trên âm đạo của người phụ nữ. Nếu như tấm vải thấm máu, điều này chứng tỏ rằng, người vợ vẫn còn trinh nguyên.
Nếu không giữ được trinh tiết của mình đến khi lấy chồng, cô sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc thật sự trong cuộc sống hôn nhân.(ảnh minh họa)
Bằng không, người phụ nữ sẽ bị gán ghép bởi những tính từ tàn nhẫn như “lăng loàn, trắc nết” hay thậm chí là “gái lầu xanh”. Không chỉ vậy, sau khi người chồng biết rằng, vợ mình không còn trinh tiết, anh ta có quyền trả vợ về cho nhà mẹ ruột và đòi lại sinh lễ cũng như tiền mừng cưới. Vì lẽ đó, đối với phụ nữ độc thân, màng trinh quan trọng như chính tính mạng của cô vậy. Nếu không giữ được trinh tiết cho đến khi lấy chồng, cô sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc thật sự trong cuộc sống hôn nhân.
Thủ cung sa – vết son đỏ “đánh dấu” sự trinh nguyên của người phụ nữ
Thủ cung sa được biết là vết đỏ xuất hiện trên tay của những nữ nhân để chứng minh sự trinh trắng của họ và nó sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi nữ nhân đó chính thức trở thành “đàn bà”. Nghe có vẻ hoang đường và phi lý, nhưng thậm chí trong sách “Bác vật chí” còn ghi rằng, thủ cung sa là một bí mật có nguồn gốc từ thời nhà Hán. Vị hoàng đế vì có rất nhiều cung tần mỹ nữ trong cung nên không thể kiểm soát được. Chính vì vậy, một quan đại thần đã hiến kế cho nhà vua dùng một thứ gì đó đánh dấu trên cơ thể người phụ nữ để ngăn các cô gái có hành vi ngoại tình.
Thủ cung sa được biết là vết đỏ xuất hiện trên tay của những nữ nhân để chứng minh sự trinh trắng của họ và nó sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi nữ nhân đó chính thức trở thành “đàn bà”. (ảnh minh họa)
Để bào chế ra thủ cung sa, người ta dùng 7 cân chu sa (đây là một loại khoáng vật của thủy ngân có trong tự nhiên, có màu đỏ) để nuôi thạch sùng trong 90 ngày, sau đó cơ thể của thạch sùng sẽ chuyển dần sang màu đỏ máu. Sau 90 ngày, người ta sẽ xay nhỏ chúng để cho ra một hỗn hợp chất lỏng màu đỏ sẫm, đặc sệt. Dùng thứ nước này chấm vào cơ thể các cô gái trinh trắng sẽ tạo ra một vết son đỏ tươi và sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi cô gái ấy “chung chăn gối” với nam nhi.
Liệu thủ cung sa có thật sự kì diệu đến như thế? Có rất ít những kiểm nghiệm về sự hữu hiệu của thủ cung sa. Trên thực tế, không có bất cứ ghi chép nào xác minh cho điều này, hầu như chỉ toàn là tưởng tượng của người dân Trung Hoa mà thôi!
Thử máu – máu ngưng tụ như hòn ngọc chứng tỏ phụ nữ còn trinh nguyên
Trong thời Trung Hoa cổ, họ còn sử dụng thử máu như một phương pháp để giám định trinh tiết phụ nữ. Học sĩ thời nhà Thanh là Thái Hành Tử đã từng ghi lại trong cuốn “Trùng minh man lục” về sự việc này.
Theo quan niệm của những người dùng phương pháp thử máu: nếu máu của cô gái còn trinh trắng vào trong nước, thì máu không hề bị hòa tan mà sẽ ngưng tụ lại. (ảnh minh họa)
Theo cuốn sách trên, người con gái lúc đầu bị nghi oan là tư thông với hàng xóm. Gia đình nhà trai vì muốn kiểm tra trinh tiết con dâu nên đã chuốc rượu say, sau đó trích máu tay của nàng để thả vào trong nước. Kỳ lạ thay giọt máu này không những không tan mà còn ngưng lại như hòn ngọc.
‘Gió hắt hơi” giám định trinh tiết phụ nữ
Các quyển tiểu thuyết thời nhà Minh cũng có đề cập đến một phương pháp kiểm tra trinh tiết vô cùng kì lạ. Đó là “phún đế phong”, nghĩa là bỏ một lớp tro trong chậu than khô, để người phụ nữ không mặt quần đứng bên trên. Sau đó, một người đốt giấy làm cho người phụ nữ hắt hơi. Nếu người phụ nữ không còn trinh nguyên, khói từ tro sẽ bay lên.
Nếu như trong lúc hắt hơi, phía dưới có một luồng gió thổi làm lay động chậu than, như vậy cô gái sẽ bị coi là không còn trong trắng. Ngược lại, nếu luồng gió vô cùng yếu ớt, cô gái sẽ được khẳng định là xử nữ. Nhưng điều này có vẻ phi lí, vì khí bật ra từ việc hắt xì sẽ đủ mạnh để tro bụi bay lên.
Màu sắc của xương chẩm, hình dạng lông mày và cả dáng đi cũng có thể kiểm tra trinh tiết!
Trong các tài liệu thời nhà Minh “Bát Đoạn Cẩm”, có những ghi chép còn cho rằng, khám nghiệm tử thi thối rữa của người phụ nữ để chứng minh rằng, họ giữ được một đời trinh tiết: nếu xương chẩm có màu trắng thì người phụ nữ ấy vẫn còn trinh, còn nếu xương chẩm có màu đen sẫm thì người phụ nữ đó đã không giữ được trinh tiết của mình.
Nếu lông mày có hình móc câu và dài, cô gái ấy vẫn còn trinh. Nếu lông mày dựng lên và dài, người phụ nữ ấy không còn trinh. (ảnh minh họa)
Ngoài phương pháp này, dân gian còn truyền bá rất nhiều về phương pháp nhận dạng trinh tiết của người phụ nữ qua lông mày của cô gái đó. Nếu lông mày có hình móc câu và dài, cô gái ấy vẫn còn trinh. Nếu lông mày dựng lên và dài, người phụ nữ ấy không còn trinh. Nhìn vào dáng đi, nếu hai chân khép lại khi đi thì chứng tỏ người phụ nữ còn trinh, ngược lại nếu hai chân có khoảng cách, đích thị rằng người phụ nữ đã có tư thông trước hôn nhân.
Đó quả thực là những phương pháp dùng để kiểm tra trinh tiết của người phụ nữ trong thời phong kiến xưa. Bên cạnh những phương pháp thử nghiệm chính xác cũng có những phương pháp thiếu căn cứ khoa học và rất buồn cười.
Nguồn: THEO THỜI ĐẠI
Cuộc Sống
20 điều kiêng kỵ các cặp đôi cần tránh trong ngày cưới hỏi để hôn nhân may mắn
Đăng
cách đây 8 nămngày
11/12/2017“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhất là với việc trọng đại của đời người như kết hôn, thì càng phải cẩn trọng hơn rất nhiều.
Không ai muốn bị vướng vào những xui rủi trong cuộc sống, đặc biệt là đối với 3 việc lớn của đời người “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”, mọi thứ càng cần phải được chỉn chu và kĩ càng hơn.
Theo quan niệm của người xưa, hôn nhân về sau có vững bền, hạnh phúc và suôn sẻ mọi điều đều nhờ vào ở việc cưới xin có “đàng hoàng” hay không. Thế nên, bên cạnh những lễ nghi thì người ta luôn kiêng kị 20 điều phổ biến nhất ở dưới đây. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu để chuẩn bị cho đám cưới của mình thì hãy cùng tham khảo nhé.
1. Không được chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài
Đối với người Việt, thờ cúng tổ tiên là một phong tục tốt đời đẹp đạo. Vậy nên, việc chuẩn bị bàn thờ gia tiên là điều không thể thiếu sót trong lễ cưới. Trong ngày này, gia đình nhà trai và nhà gái đều phải dâng lên bàn thờ một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã. Trước khi đón dâu, nhà gái sẽ thắp nến mà nhà trai mang đến làm sính lễ lên bàn thờ, cô dâu chú rể cùng bố mẹ hai bên sẽ thắp hương báo cáo với tổ tiên về việc trọng đại của đôi trẻ. Tại nhà trai, hôn lễ chính thức sẽ được cử hành tại bàn thờ tổ tiên.
2. Không cưới vào năm Kim Lâu và tháng, ngày, giờ xấu
Việc chọn thời gian để thực hiện việc cưới xin được người xưa xem là điều quan trọng nhất. Bởi người xưa quan niệm rằng, chỉ cần dính vào một thời khắc xấu thì cuộc hôn nhân sẽ bị ảnh hưởng theo. Đặc biệt, người xưa kiêng kị cưới vào năm Kim Lâu (năm cô dâu có số đuôi tuổi là 1, 3, 6, 8). Bởi đây được cho là số tuổi không may mắn với chuyện hôn nhân sau này như vợ chồng không êm ấm, hiếm muộn đường con cái …
3. Những người không nên đi đón dâu
Những gia đình đã mất vợ hoặc chồng, người hiếm muộn, hôn nhân không hạnh phúc,… đều không nên đi đón dâu.
Người đang có tang, bà bầu,… là những trường hợp đặc biệt không nên đến dự đám cưới. (Ảnh minh họa: Tu Nguyen Wedding)
4. Những người không được dự đám cưới
Người đang có tang, bà bầu,… là những trường hợp đặc biệt không nên đến dự đám cưới để tránh mang điều không may đến cho cô dâu và chú rể. Ngày nay, nhiều gia đình chỉ kiêng kị sự xuất hiện của những người này trong hôn lễ, còn tiệc cưới đãi khách thì họ vẫn có thể tham dự bình thường.
5. Kiêng đeo nhẫn cưới trước hôn lễ
Theo quan niệm xưa, nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và cặp đôi chỉ được đeo khi đang làm lễ thì gia đình mới hạnh phúc và không bị xáo trộn. Tuy nhiên, các cặp đôi bây giờ đã có sự lựa chọn phong phú hơn về nhẫn cưới chứ không nhất thiết phải đeo nhẫn trơn.
6. Kỵ cưới khi nhà đang có tang
Nhà có tang nghĩa là có chuyện buồn. Những việc vui vẻ được tổ chức trong khoảng thời gian này là điều vô cùng kiêng kị. Trường hợp buộc phải cưới để kịp năm, kịp tuổi hoặc liên quan đến vấn đề gia đình, thì người đang chịu tang sẽ chạy tang, xả tang.
7. Kỵ mời cưới trước khi ăn hỏi
Theo phong tục, chuyện cưới xin phải làm theo thứ tự trước sau. Thực hiện lễ ăn hỏi xong, nhà gái mới được mời cưới bạn bè gần xa và điều này không áp dụng cho nhà trai. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, địa lí, để thuận tiện cho việc sắp xếp thời gian và công việc, người ta thường làm lễ ăn hỏi, rước dâu và tổ chức tiệc cưới cùng ngày, nên buộc nhà gái phải mời khách trước.
Thực hiện lễ ăn hỏi xong, nhà gái mới được mời cưới bạn bè gần xa và điều này không áp dụng cho nhà trai. (Ảnh minh họa: Hipster Wedding)
8. Kỵ việc cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón
Theo phong tục, trước khi nhà trai đến đón dâu, thì cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không cho phép nhà trai thấy mặt trước. Việc cô dâu xuất hiện trước khi nghi lễ bắt đầu được quan niệm là sẽ bị mất duyên.
9. Mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng
Người xưa quan niệm kiêng kỵ sự xuất hiện của mẹ cô dâu trong đoàn rước dâu. Bởi người ta sợ cô dâu bịn rịn với mẹ đẻ sẽ không may mắn. Thông thường, người đưa con gái “sang sông” là bố cô dâu.
Sau khi hoàn thành nghi lễ đón dâu về nhà chồng, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước và tuyệt đối không quay đầu lại.
10. Kỵ việc cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ khi rước dâu
Sau khi hoàn thành nghi lễ đón dâu về nhà chồng, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước và tuyệt đối không quay đầu lại hay tỏ thái độ quyến luyến, khóc lóc. Người ta kiêng kị điều này vì cho rằng việc cô dâu theo chồng mà còn vương vấn gia đình mình thì sẽ không chu toàn công việc nhà chồng, sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ.
11. Kỵ mẹ chồng đi đón dâu
Mẹ chồng chỉ cùng người thân tới nhà cô dâu làm lễ xin dâu. Trong ngày đón dâu, mẹ chồng sẽ không đi cùng. Người ta tin rằng, việc này sẽ giúp quan hệ mẹ chồng nàng dâu hòa hợp, không bị mâu thuẫn về sau.
12. Kỵ mẹ chồng đứng trước cửa đón dâu
Đây cũng là một trong những điều mẹ chồng nên tránh mặt trong ngày đón dâu. Người ta kiêng không để mẹ chồng đứng ở cửa đón dâu để cô dâu không sợ đòi bỏ về nhà mẹ đẻ và tránh những xung khắc sau này. Khi làm lễ gia tiên ở nhà chồng thì mẹ chồng mới xuất hiện.
Theo quan niệm xưa, nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và cặp đôi chỉ được đeo khi đang làm lễ thì gia đình mới hạnh phúc và không bị xáo trộn.
13. Kỵ mẹ chồng chạm mặt con dâu khi đoàn rước dâu về tới
Theo tục, mẹ chồng phải cầm bình vôi hoặc chum chìa khóa lánh đi khi con dâu vào cửa. Bình vôi và chùm chìa khóa biểu tượng cho tài sản gia đình. Ý nghĩa của việc này là dù nhà có thêm con dâu nhưng mẹ chồng vẫn là người nắm quyền làm chủ.
14. Kỵ cô dâu đang mang bầu đi vào nhà từ cửa chính
Cô dâu mang bầu từ trước sẽ được rước từ cửa sau vào nhà chồng. Trường hợp nhà chú rể không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo ảnh hưởng đến công việc làm ăn của nhà chồng.
15. Không được quên rải kim và tiền lẻ, gạo muối, cau trầu dọc đường
Khi rước dâu qua các cây cầu, ngã 3, ngã 4, ngã 5, ngã 7, cô dâu phải vứt muối, gạo, kim, tiền lẻ, cau trầu xuống. Người xưa quan niệm rằng, việc này sẽ giúp cặp vợ chồng mới cưới giải trừ xui xẻo, luôn suôn sẻ, hạnh phúc, giàu sang và may mắn.
16. Kỵ đồ vật đổ vỡ trong đám cưới
Tuyệt đối trong đám cưới không để việc đổ vỡ xảy ra, đặc biệt là vỡ gương, ly, cốc, chén, gãy đũa,… Bởi người ta tin rằng, trong bất kì sự khởi đầu nào của cuộc sống, việc đổ vỡ được cho là điềm báo không lành, đối với hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia li.
17. Kiêng đầu giường và hai bên thành giường tân hôn đối chiếu với gương
Theo phong thủy, gương khi đặt ở những vị trí này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của vợ chồng. Ngoài ra, giường cưới cũng không được kê ở mé tây của phòng và không kê giường đối diện cửa ra vào, vị trí này cũng gây ra tâm lí bất an, đau đầu. Đặc biệt, giường cũng không nên kê dưới xà ngang trần nhà.
18. Kỵ người “vía nặng” vào phòng tân hôn
Phòng tân hôn là nơi vô cùng quan trọng của đôi uyên ương để bắt đầu cuộc sống mới cùng nhau. Nên người nặng vía như phụ nữ góa chồng, có thai, người hôn nhân đổ vỡ, hiếm muộn con cái, người có tang,… đều tránh không bước chân vào phòng tân hôn để không mang điều bất lợi cho đôi vợ chồng mới.
19. Kỵ để vật dụng không tốt trong phòng tân hôn
Đó là những vật dụng như đồ vật bị hỏng, rượu vang, thực vật có gai (xương rồng), búp bê trang trí, vật dụng cũ, vật kỉ niệm của người cũ, hình ảnh của người khác, vũ khí, vật sắc nhọn,… vì theo phong thủy, nó sẽ gây ảnh hưởng đến hòa khí của hai vợ chồng.
20. Kỵ dùng giường cũ làm giường tân hôn
Giường tân hôn nên dùng giường mới để tránh điều không may sau này. Đặc biệt cần lưu ý đến những vấn đề sau: Người trải chiếu hoa cho giường tân hôn phải nhờ người tốt vận, nhẹ vía như phụ nữ trung niên, có gia đình hạnh phúc, đủ con trai, con gái. Kỵ người khác ngồi trên giường tân hôn vì như thế sẽ lấy hết lộc và trả về điều không may mắn cho đôi vợ chồng mới cưới.
Dù lòng tin của bạn ở mức độ nào, thì để bắt đầu một cuộc sống mới bình an và hạnh phúc, một chút kiêng cữ trong ngày kết đôi vẫn sẽ mang đến cho ta sự vững tâm hơn phải không nào!
(Ảnh: Internet)