Công nghệ
Khi nào, ở đâu thì Mac Pro giá vài chục nghìn, Pro Display giá 5.000 và Pro Stand giá 1.000 USD được coi là “món hời”?
Năm 2018, Nvidia ra mắt một chiếc card đồ họa có tên Titan V ở mức giá 3000 USD, tức gấp 5 lần mẫu 1080 Ti tại thời điểm đó. Hiệu năng chơi game của Titan V? Chỉ hơn 1080 Ti khoảng 10 khung hình/giây trong Witcher 3 thiết lập cao nhất.
Đăng
cách đây 5 nămngày
Bởi
namgioiChắc chắn, chiếc chân đế “nghìn đô” Pro Stand của Apple là một trong những sản phẩm bị đem ra mỉa mai nhiều nhất trong năm 2019 vừa qua. Đứng từ góc nhìn của một người tiêu dùng, chúng ta có lẽ sẽ cảm thấy nực cười, và có lẽ là tức giận nữa. Chúng ta có quyền chê bai khi cấu hình của Mac Pro chỉ bằng một góc nhỏ giá bán. Chúng ta có lý do để cảm thấy bực bội khi màn hình của Apple có giá đến 5000 USD trong khi rất nhiều lựa chọn hấp dẫn từ LG hay Dell chỉ có giá vài trăm USD. Những sản phẩm Pro nhất được Apple vén màn trong năm 2019 như để chọc giận người tiêu dùng, như để tô điểm cho hình ảnh “móc túi người dùng” đã luôn được gán cho nhà Táo.
Thế nhưng, tại sao lại đánh giá những sản phẩm đặc thù này theo cách của một người tiêu dùng thông thường?
Những cuộc tranh cãi nảy lửa trên Facebook và Reddit hay những bài viết, bài đánh giá từ các trang tin công nghệ quốc tế đã luôn bỏ qua một sự thật quan trọng: Apple chưa bao giờ coi người tiêu dùng thông thường là đối tượng mua chân đế giá nghìn đô. Thực tế, Apple cũng không hề coi màn hình Pro Monitor (giá 5.000 USD) hay máy Mac Pro (giá tối đa 55.000 USD) là sản phẩm đại chúng. Đối tượng Apple muốn nhắm tới là người dùng chuyên nghiệp và các tổ chức, doanh nghiệp, những người sẽ coi Mac Pro/Pro Monitor/Pro Stand là công cụ kiếm tiền theo đúng nghĩa của từ “Professional”.
Đây là những sản phẩm Pro thực sự chứ không phải là Pro nửa vời như MacBook Pro hay iPhone 11 Pro. Trước khi mang cùng một suy nghĩ dành cho MacBook hay iPhone để áp vào Mac Pro hay Pro Stand, hãy thử nghĩ: Một người tiêu dùng thông thường, chỉ hay chụp ảnh món ăn, thú cưng… để up lên Facebook, liệu chê bai các mẫu DSLR chuyên dụng giá vài nghìn đô của Canon hay Nikon là lố bịch?
Một fan âm nhạc bình thường, nghe nhạc chỉ để giải trí, liệu có nên lớn tiếng cười chê khi thấy Sennheiser hay Beyerdynamic ra mắt những bộ tai nghe, loa, ampli giá vài chục nghìn đô dành cho các producer chuyên nghiệp?
Một tín đồ phim ảnh bình thường, mơ ước về những chiếc OLED giá vài nghìn đô, liệu có nên chê bai Sony lố bịch khi hãng này vẫn đang bán monitor OLED 25 hoặc 31 inch ở mức giá vài CHỤC nghìn đô?
Một game thủ bình thường, chỉ cần máy tính để chơi game – bao gồm cả những tựa game nặng nhất, liệu có nên cảm thấy tức giận khi NVIDIA bán chiếc card Titan V có giá gấp 5 lần 1080 Ti mà khung hình chơi game chẳng cải thiện được bao nhiêu?
Một lần nữa, chúng ta đang nói đến những công cụ mà người dùng chuyên nghiệp cần có/nên có để phục vụ công việc tốt hơn. Mac Pro đã được nhiều người trong số này đón nhận tốt. Trả lời phỏng vấn Apple Insider, kỹ sư trưởng của bộ phận tự động hóa tại Adobe cho biết: “Chúng tôi dùng Mac trong phòng server để thực hiện build Xcode và automated testing” – theo cách này, Adobe có thể tiết kiệm rất nhiều tiền cho các thiết bị cá nhân nhưng cùng lúc vẫn gia tăng hiệu năng làm việc.
Với giới nhiếp ảnh gia, những cỗ máy như Mac Pro cho phép loại bỏ proxy workflow (làm việc trên file cỡ nhỏ rồi mới áp dụng vào file gốc). Riêng Lunar Animation, công ty hiệu ứng từng làm việc cho bộ phim Jumanji hay các tựa game Talking Tom không chỉ ca ngợi Mac Pro mà còn gọi màn hình giá 5000 USD của Apple là chìa khóa “thay đổi cuộc chơi”:
“Là một studio nhỏ không có 30 nghìn Bảng để mua monitor, Apple Pro Display XDR cho phép chúng tôi nhìn thành phẩm theo đúng cái cách chúng sẽ được đưa đến khách hàng… Yên tâm được rằng các file sản phẩm của chúng tôi đã được lưu một cách chính xác, chúng tôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền để đi thuê các cơ sở bên ngoài thực hiện công việc chỉnh sửa“.
Rất nhiều những tên tuổi “Pro” khác đã lên tiếng về giá trị của Mac Pro: Pixar, Autodesk, Unity, Epic Games (Unreal Engine), Universal Audio… Những tình huống sử dụng thực tế được các tên tuổi này nêu ra đơn giản là đã biến tất cả những tranh cãi của “cộng đồng công nghệ” về cấu hình/giá bán, biến những bài đánh giá của các trang tin công nghệ đại chúng trở nên hoàn toàn vô nghĩa: Apple rõ ràng là đang phục vụ tốt nhóm người dùng mà họ nhắm tới khi ra mắt các sản phẩm “Pro” thực thụ.
Mà đã nói đến giới chuyên nghiệp là nói đến những nhu cầu thực dụng nhất. Nếu có thể bằng cách nào đó mua linh kiện Intel hay AMD về tạo ra trải nghiệm tương tự, sẽ không có ai mua Mac Pro rồi đăng đàn khen ngợi cả. Nếu chiếc Dell Ultrasharp có tác dụng tương tự Pro Display, ai sẽ mua màn hình của Táo, ai sẽ mua monitor của Sony, của Canon nữa?
Riêng Pro Stand thì lại khác. Đó vừa là một sản phẩm thực dụng, vừa lại là một sản phẩm… không cần thiết. Thị trường không hề thiếu các mẫu chân đế VESA “tốt” ở khung giá 200 USD. Nhưng Mac Pro giá khởi điểm từ 6000 USD, Pro Monitor có giá 5000 USD: đầu tư thêm 800 USD để mua Pro Stand sẽ chỉ khiến công ty tốn thêm 7% tổng chi phí khi mua Mac Pro, Pro Display cùng chân đế VESA “loại thường”. Rõ ràng các công ty sẽ chỉ mua bộ máy Mac cho những nhân viên quan trọng. Ông chủ nào sẽ tiếc 7% chi phí cho các nhân viên quan trọng???
Đó là cách Pro Stand, Mac Pro hay rất nhiều những sản phẩm mang tính chất “thừa thãi” khác biến thành món hời trong thế giới doanh nghiệp. Hãy để ý một chút và bạn sẽ thấy những câu chuyện tương tự là không hề hiếm gặp. Có những công ty công nghệ mua hẳn Macbook Pro hay Surface Pro cho lập trình viên, dù rằng laptop 500 USD (hoặc ít hơn) vẫn có thể dùng để code khá thoải mái. Có những công ty kiểm định khi mua tablet sẽ chọn luôn iPad chứ không mua tablet Android tầm trung hoặc giá rẻ – dù rằng công việc họ cần trên máy tính bảng chỉ là chụp ảnh và nhập liệu trên form. Có những bệnh viện cấp MacBook cho các bác sĩ… check mail và mở công cụ làm việc trên… nền web.
Nhìn ngắn hạn, các công ty bỏ tiền ra mua bán như vậy là phung phí. Nhưng thứ họ nhận lại trong dài hạn quan trọng hơn nhiều: những công cụ đắt tiền sẽ tạo ra trải nghiệm làm việc thoải mái, trau chuốt nhất có thể cho nhân viên. Ví dụ, tại Mỹ, lập trình viên giỏi có thể nhận lương trên 100,000 USD mỗi năm, bác sĩ từ 180,000 USD – giá trị họ mang lại cho tổ chức phải lớn hơn thế.
Nhân viên mới là cỗ máy kiếm tiền chính cho công ty. Đầu tư thêm một nghìn USD cho nhân viên mua laptop xịn thay vì laptop “thường” là cách để các công ty, tổ chức luôn đảm bảo cho các cỗ máy trăm nghìn đô của mình luôn cống hiến ở mức 100% hoặc hơn thế nữa. Đầu tư thêm 800 USD để mua Pro Stand thay cho chân đế VESA thường cũng mang cùng một tính chất.
Cách tính tiền của kế toán doanh nghiệp cũng khuyến khích cách tiêu tiền kiểu này. Những cỗ máy chuyên dụng, và đặc biệt là những cỗ máy có khả năng mở rộng như Mac Pro, sẽ phải được dùng trong vòng ít nhất 5 năm, tương đương với 20 quý tài chính. Nếu mua chân đế VESA giá 200 USD, khấu hao trong một quý tài chính trong suốt vòng đời sản phẩm là 10 USD. Nếu mua Pro Stand, khấu hao một quý là 50 USD. Khoản chênh lệch là 40 USD/quý, quá rẻ nếu như các ông chủ muốn đảm bảo những cỗ máy kiếm tiền của mình – các nhân viên – luôn hoạt động ở “công suất” cao nhất.
Chưa kể, nhiều công ty còn có ngân sách chi hàng năm/hàng quý cho từng bộ phận: các bộ phận này sẽ tìm mọi cách để chi hết khoản tiền ấy. Không phải công ty nào cũng có tiền để chi như vậy, nhưng những công ty không có tiền để chi liệu có nên mảy may quan tâm đến những sản phẩm như Mac Pro?
Đến cuối cùng, Mac Pro, Pro Display hay Pro Stand không phải là những sản phẩm dành cho chúng ta, những người tiêu dùng thông thường. Nói đến 3 sản phẩm gây tranh cãi nhất của nhà Táo trong năm 2019 là nói đến những trải nghiệm, những nhu cầu và cả những tư duy tiền bạc rất khác biệt so với cách chúng ta tiêu xài trong cuộc sống số của riêng mình. Chúng ta mua sản phẩm công nghệ là mua tiêu sản – các công ty công nghệ mua đồ “Pro” là mua tài sản, mua công cụ để tạo ra nguồn thu tương lai.
Bạn có nhìn 1080 Ti và Titan V dưới cùng một góc độ? Bạn có đem so sánh camera của Huawei P30 “Pro” và Nikon D5? Có lẽ là không. Vậy thì tại sao lại đem góc nhìn của một người tiêu dùng ra đánh giá Mac Pro, Pro Display và Pro Stand?
Có thẻ bạn thích
Công nghệ
Trung Quốc đang tự tạo cho mình một GitHub riêng mang tên Gitee
Liệu nền tảng của Gitee có thể thuyết phục được các nhà phát triển Trung Quốc “hồi hương” từ GitHub.
Đăng
cách đây 5 nămngày
22/08/2020Xung đột Mỹ – Trung đang khiến ngành công nghệ của hai quốc gia này chia rẽ sâu sắc, đồng thời mở ra những cơ hội để các công ty Trung Quốc – từ các nhà sản xuất chip smartphone và xe hơi điện đến phần mềm, vốn là xương sống của hoạt động thường ngày của hàng triệu doanh nghiệp.
Các công ty Trung Quốc hiện đang kiểm soát hầu như toàn bộ các dịch vụ dành cho người tiêu dùng trên internet, nhưng nhiều công nghệ nền tảng chống đỡ các phần cứng và phần mềm doanh nghiệp vẫn nằm trong tay các công ty phương Tây. Khi mà ngành công nghệ ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy xung đột địa chính trị trên quy mô lớn, người dùng và các khách hàng của họ chính là những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Kế hoạch của Huawei nhằm từ bỏ những con chip nhập khẩu chỉ là một trong rất nhiều ví dụ điển hình cho thấy sự nguy hiểm khi lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài của các công ty Trung Quốc.
Một lĩnh vực khác đã và đang khiến cộng đồng công nghệ nước này lo lắng là lưu trữ mã nguồn. Các nhà phát triển Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào GitHub, bằng chứng là khi chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm website này hồi năm 2013, cựu giám đốc Google China là Kaifu Lee đã phải lên tiếng. Và nay, Trung Quốc tiếp tục lo sợ rằng xung đột chính trị với Mỹ sẽ gây ảnh hưởng đến GitHub.
Tình huống này không phải chưa từng có tiền lệ. Tháng 7 năm ngoái, GitHub (thuộc sở hữu của Microsoft) đã cắt giảm một số dịch vụ nhất định đối với người dùng tại các quốc gia bị Mỹ cấm vận bao gồm Iran, Syria, và Crimea, gây nên làn sóng phẫn nộ và hoảng loạn trong cộng đồng nhà phát triển toàn cầu.
Gitee, một nền tảng đã 7 năm tuổi, là trung tâm của nỗ lực nhằm đưa mã nguồn của các doanh nghiệp “hồi hương” mà phía Trung Quốc đang thực hiện. Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT), một trong những cơ quan hoạch định chính sách công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, mới đây đã chọn Gitee để đảm nhận việc xây dựng nên một “nền tảng lưu trữ mã nguồn mở, độc lập dành cho Trung Quốc“.
Dự án này sẽ được tiến hành bởi một liên minh dẫn đầu bởi Open Source China, công ty trụ sở tại Thượng Hải, vốn điều hành cộng đồng mã nguồn mở cùng tên và Gitee. Dịch vụ lưu trữ này sẽ là một dự án do chính phủ đề xuất, với sự hỗ trợ từ các trường đại học nghiên cứu và các tổ chức đến từ khu vực tư nhân – một nhóm 10 tổ chức bao gồm Huawei, công ty đang đứng trước vô vàn khó khăn vì chuỗi cung ứng bị gián đoạn giữa cơn bão chính trị.
“Nếu Trung Quốc không có cộng đồng mã nguồn mở của chính mình để duy trì và quản lý mã nguồn, ngành công nghiệp phần mềm nội địa của chúng ta sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không thể kiểm soát được” – giám đốc Huawei Wang Chenglu nói trong một sự kiện vào tháng 8 năm ngoái, chỉ một thời gian ngắn sau khi GitHub buộc phải tuân thủ các điều luật cấm vận của Mỹ.
Gitee cho biết đến nay đã lưu trư hơn 10 triệu kho mã nguồn mở và cung cấp dịch vụ đến hơn 5 triệu nhà phát triển. Để so sánh, thì GitHub được cho là có 100 triệu kho và khoảng 31 triệu nhà phát triển trên toàn thế giới tính đến tháng 11 năm ngoái.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu nền tảng của Gitee có thể thuyết phục được các nhà phát triển Trung Quốc “hồi hương” từ GitHub – hay từ đối thủ trong nước là Coding.net của Tencent – hay không, khi mà họ đã nhận được sự chống lưng từ nhiều gã khổng lồ công nghiệp. Ngoài ra, chưa rõ GitHub sẽ phản ứng ra sao nhằm hạn chế hành động “xuất” mã nguồn, bởi một lãnh đạo của họ từng gợi ý về khả năng sẽ mở một công ty con tại Trung Quốc.
Về phía Gitee, họ rõ ràng tự tin rằng có một thị trường đang rộng mở cho một sản phẩm thay thế GitHub thuộc sở hữu của người Trung Quốc.
“Thế giới là nơi hàng trăm bông hoa có thể nở rộ. Thị trường nước ngoài thì có GitHub và các nền tảng khác. Ở Trung Quốc, cũng có nhiều tổ chức đề cao phần mềm mã nguồn mở, như Gitee” – nhà sáng lập Open Source China với nickname “Hongshu” viết như vậy.
“Một hệ sinh thái mã nguồn mở không thể qua một đêm đã xây dựng xong. Nó là một quá trình giống như xây một toà tháp từ nền móng. Chúng tôi có niềm tin vào sức mạnh cách tân của các nhà phát triển Trung Quốc. Chúng tôi cũng tin vào lòng kiên nhẫn và sức mạnh của chính mình“.
Tham khảo: TechCrunch
Công nghệ
Galaxy Note20 Ultra chứng minh sức mạnh không thể ngờ tới trong Showmatch Liên Quân Mobile
Cộng đồng game thủ Liên Quân đã được một phen “tròn mắt” khi nhìn các thần tượng của mình phô diễn tài năng với thiết bị trên tay là Galaxy Note20 Ultra.
Đăng
cách đây 5 nămngày
22/08/2020Showmatch Galaxy Note20: Siêu Sao Đại Chiến đã kết thúc tốt đẹp vào chiều ngày 21/8, phần thắng thuộc về đội tuyển Takademy với những cái tên vang danh của cộng đồng Liên Quân Mobile Việt là DK Khỉ, Anh Mã, Lực Kenzo TV. Phía đối thủ cũng là các cái tên đình đám không kém như Tùng Họa Mi, Trung Họa Mi… đã tạo nên một trong những trận đấu siêu kinh điển của Liên Quân Mobile Việt.
Sáu trận đấu kịch tính đến mức nảy lửa, giằng co nhau từng tí một thu hút được lượng người xem khổng lồ. Các tuyển thủ thi đấu cũng đã phô diễn được tài năng của mình khiến người xem được chứng kiến những pha giao tranh mãn nhãn mang đậm chất chiến thuật cũng như kỹ năng thi đấu của game thủ.
Để đạt được điều đó, một phần rất lớn nhờ vào thiết bị mà các hảo thủ thi đấu chính là chiếc Galaxy Note20 Ultra. “Màn hình tràn viền vô cùng rõ nét, giúp mình có một tầm nhìn rộng, khả năng bao quát cũng như nắm bắt được các tính huống xảy ra một cách dễ dàng hơn. Điều này khiến mình cực kỳ thích thú,.” – Streamer Tùng Hoạ Mi chia sẻ.
Hảo thủ Anh Mã cho rằng bản thân mình trong ván đấu đầu tiên cũng chưa phải là phong độ xuất sắc nhất, song nhờ vào việc cầm trên tay chiếc Samsung Galaxy Note20 Ultra khiến cho việc trải nghiệm, điều khiển vị tướng Slimz trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt với chiêu thức Lao Cơ Khí của chú Thỏ này. Với lợi thế màn hình lớn khiến cho những pha ném lao của Slimz trở nên chuẩn xác hơn, mượt mà hơn.
Cũng nhờ việc trên tay Samsung Galaxy Note20 Ultra nên Takademy dễ dàng áp đặt được lối chơi với đối thủ của mình ngay trong những ván đầu tiên. Slimz trên tay Anh Mã đã phát huy được những pha ném lao cực chính xác khiến cho team Họa Mi gặp nhiều khó khăn. Phải sang ván thứ ba, các tuyển thủ của Họa Mi mới lấy lại được sự bình tĩnh và bắt đầu rút ngắn được về mặt tỉ số khi Superman và Lindis góp công lớn vào các pha combat, quấy đảo đội hình của Takademy.
Dù rất nỗ lực, song không thể phủ nhận được sức mạnh của Takademy trong trận đấu khi DK Khỉ cùng Anh Mã và các tuyển thủ khác trở lại đầy mạnh mẽ và lấn át hoàn toàn thế trận so với đối thủ. Team Họa Mi dù nỗ lực hết sức song cũng chỉ chiến thắng được thêm một trận trước khi bị kết liễu trong ván thứ 6 với tổng tỷ số 4-2.
Galaxy Note20 Ultra sở hữu màn hình Dynamic AMOLED 2X, 6.9″, độ phân giải Quad HD+ (2K+). Bộ vi xử lý Exynos 990 8 nhân cùng 8GB ram đảm bảo hiệu năng xử lý không phải bàn cãi. Với Galaxy Note20 Ultra thì những tựa game Liên Quân khi đặt cấu hình “max setting” cũng chẳng phải là vấn đề gì khiến cho người chơi phải lo ngại.
Trận Showmatch có một không hai này có lượng game thủ theo dõi lên tới hàng trăm nghìn người, một phần nhờ vào sức hút của 10 cái tên lớn của làng Liên Quân Mobile Việt, phần còn lại là do game thủ tò mò muốn biết những tên tuổi đình đám này sẽ chiến đấu ra sao khi trên tay chiếc Samsung Galaxy Note20 Ultra.
Showmatch Galaxy Note20: Siêu Sao Đại Chiến đã kết thúc một cách tốt đẹp và dư âm của nó để lại trong lòng game thủ cũng đẹp không kém, đặc biệt đối với những ai đã và đang ao ước, khao khát sở hữu chiếc Flagship mạnh mẽ bậc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Công nghệ
Vsmart Live 4 rò rỉ toàn bộ: Snapdragon 675, pin 5000mAh, 4 camera, màn hình đục lỗ
Smartphone tiếp theo của VinSmart là Vsmart Live 4 đã rò rỉ hình ảnh thiết kế và thông số cấu hình. Ẩn số còn lại duy nhất là mức giá.
Đăng
cách đây 5 nămngày
22/08/2020Mới đây, hình ảnh được cho là của mẫu Vsmart Live 4 đã bất ngờ xuất hiện trên Internet, cho chúng ta một cái nhìn chi tiết về mẫu smartphone sắp ra mắt của VinSmart. Dù không phải lần đầu tiên bị rò rỉ, thế nhưng những hình ảnh mới đã giúp cho chúng ta xác nhận những thông tin về tên gọi, thiết kế và cả cấu hình của mẫu máy mới này.
Qua hình ảnh được chia sẻ, Vsmart Live 4 sẽ sử dụng màn hình đục lỗ được đặt ở góc trái. Đây là lần đầu tiên có một mẫu smartphone Vsmart mang thiết kế này. Mặt lưng của máy nổi bật bởi cụm 4 camera được đặt trong một cụm hình chữ nhật, khá giống với những mẫu máy tầm trung của Samsung ra mắt gần đây. Ngoài ra, người dùng còn có thể thấy được sự xuất hiện của cảm biến vân tay vật lý ở mặt lưng này.
Qua bảng thông số cấu hình cũng bị rò rỉ kèm theo, Vsmart Live 4 sẽ được trang bị chip Snapdragon 675 giống với thế hệ Live đầu tiên. Cũng tương tự như vậy, về dung lượng bộ nhớ, máy sẽ có hai phiên bản RAM 4GB và RAM 6GB, kết hợp với 64GB bộ nhớ trong, không có gì khác biệt so với Live 1.
Màn hình của Live 4 sẽ có kích thước 6.55 inch, độ phân giải Full HD+ (2340×1080) và thiết kế “đục lỗ” như những gì chúng ta đã thấy ở trên. Thế nhưng, công nghệ màn hình của Live 4 sẽ là LTPS LCD, thay vì AMOLED như thế hệ đầu tiên.
Cụm camera của Live 4 sẽ bao gồm bốn camera: camera chính 48MP f/1.8, camera góc siêu rộng 8MP f/2.2, camera đo khoảng cách 5MP f/1.9 và camera macro 2MP f/2.4. Mặt trước của máy là camera selfie 13MP f/2.0, hỗ trợ một số tính năng như làm đẹp hay chụp ảnh chân dung.
Pin của Vsmart Live 4 sẽ có dung lượng lớn hơn, đạt mức 5000mAh (so với 4000mAh của Live 1). Máy sẽ hỗ trợ sạc nhanh Quick Charge 3.0 với công suất 18W.
Máy sẽ có ba phiên bản màu sắc là Đen lam ngọc, Trắng tinh thạch và Xanh lục bảo.
Thông số cuối cùng vẫn chưa bị rò rỉ là giá bán. Trước đây, Vsmart Live thế hệ đầu tiên từng được VinSmart bán với giá từ 7-8 triệu đồng ở thời điểm ban đầu, nhưng không lâu sau đó đã được điều chỉnh giảm giá còn một nửa (khoảng 3-3.5 triệu đồng). Hy vọng VinSmart sẽ đặt cho Live 4 một mức giá hợp lý ngay từ thời điểm ban đầu để tránh lặp lại những gì từng xảy ra với thế hệ tiền nhiệm.
Công nghệ
Nếu không thay đổi, Xiaomi sẽ lặp lại ác mộng của năm 2015
Covid-19 có thể coi là một sự kiện không may mắn, nhưng cũng có thể coi là tín hiệu báo trước tương lai khủng hoảng của Xiaomi.
Đăng
cách đây 5 nămngày
22/08/20202015 từng là một năm mang rất nhiều hy vọng của Xiaomi. Sau nhiều năm tăng trưởng nóng, “Apple của Trung Quốc” bắt đầu năm bằng mục tiêu đầy hy vọng: 100 triệu smartphone. Nhưng đến những tháng cuối năm, thị trường smartphone toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu bão hòa. Mục tiêu của Xiaomi bị giảm xuống còn 80 triệu, và đến cuối năm, số liệu thực tế cho thấy công ty chỉ bán được 70 triệu chiếc.
Năm 2016 còn tồi tệ hơn, nhưng Xiaomi sau đó đã nhanh chóng phục hồi bằng nhiều chiến lược đúng đắn: mở rộng ra nhiều thị trường, mở rộng nhiều thương hiệu con và đặc biệt là những chuỗi cửa hàng Mi Home/Mi Store được phổ cập khắp các thị trường trọng yếu. Vị trí trong top 5 thế giới nằm gọn trong tay Xiaomi khi hãng này bán được 120 triệu smartphone trong năm 2018 và 125 triệu máy trong năm 2019 (số liệu Canalys, một công ty phân tích thị trường rất hay được Xiaomi trích dẫn).
Nhưng cũng giống như nhiều thương hiệu smartphone khác, Xiaomi đã phải trải qua 6 tháng tồi tệ vì Covid-19. Và cũng ngay vào thời khắc u ám này, những điểm yếu đáng lo ngại nhất của “Apple Trung Quốc” đã bị phơi bày.
Rõ ràng là Xiaomi đang gặp vấn đề khi doanh số suy giảm tới một nửa tại thị trường vốn đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng.
Tín hiệu đáng lo đầu tiên: quý 2 vừa qua, lượng điện thoại Xiaomi xuất xưởng tại Ấn Độ đã suy giảm tới 49%. Mức giảm đặc biệt nghiêm trọng này đã khiến Xiaomi để mất vị trí số 1 vào tay Samsung. Đây thực sự là một hiện tượng bất ngờ, bởi từ khi giành vị trí số 1 của Samsung vào 2 năm trước, Xiaomi đã luôn giữ được khoảng cách nhất định trước đối thủ Hàn Quốc.
Trong nhiều năm qua Ấn Độ đã luôn là thị trường đóng vai trò “mũi nhọn” tăng trưởng của Xiaomi. Thương hiệu con Pocophone được tập trung vào Ấn Độ hơn là “quê nhà” Trung Quốc. Quá trình phục hồi của Xiaomi trong 5 năm qua gần như gắn liền với sự xuất hiện ồ ạt của các Mi Store tại quốc gia 1,3 tỷ dân. Nếu không thể đưa thị trường này tăng trưởng trở lại, Xiaomi sẽ sớm chứng kiến doanh số toàn cầu suy giảm.
Dĩ nhiên, chẳng có một công ty nào có thể tăng trưởng mãi mãi. Covid-19 cũng là một hiện tượng khách quan, nằm ngoài dự tính của Xiaomi. Nhưng vấn đề là ở chỗ, Xiaomi đã luôn tuyên bố sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để đổi lấy doanh số. Việc doanh số suy giảm sẽ là một đòn đánh mạnh vào lòng tin của các nhà đầu tư: mô hình kinh doanh của Xiaomi sẽ không còn khả thi nữa.
Xiaomi đang thực sự bị Apple và Huawei đánh cho tan tác tại thị trường Trung Quốc.
Thực tế, Xiaomi hiểu rõ điều này hơn ai hết. 2020 là năm chứng kiến Xiaomi thay đổi chính sách giá rõ rệt nhất trong suốt 10 năm hoạt động. Ngay cả khi phải ra mắt online vì Covid-19, Hạt Gạo Nhỏ vẫn đặt mức giá khởi điểm lên tới 600 USD (quy đổi từ Nhân Dân Tệ) cho Mi 10. Chiếc Mi 10 Ultra mới ra mắt gần đây khởi điểm ở mức gần 700 USD và có thể lên tới 1000 USD cho bản đắt nhất. Không còn khả năng tăng trưởng doanh số, Xiaomi buộc phải làm điều đã được các nhà đầu tư kêu gọi từ lâu: tìm đến lợi nhuận.
Nhưng chiến lược này có vẻ cũng đang gặp khó. Tại quê nhà Trung Quốc, Xiaomi cũng bị sụt giảm 19%, cao nhất trong 5 thương hiệu đứng top vào quý 2 vừa qua. Cùng kỳ, Huawei tăng 8%, và Apple tăng tới… 35%. Con số ấn tượng của Apple cho thấy nhu cầu điện thoại giá cao có vẻ đã phục hồi vào quý vừa qua, khi sức tàn phá của Covid-19 đã không còn nặng nề như trước. Nhưng Xiaomi lại không thể tận dụng được sự phục hồi đó, trái lại còn tiếp tục mất thị phần vào tay Huawei và Apple.
Chính Xiaomi cũng đang thể hiện sự bối rối trong chiến lược cao cấp. Khi ra mắt Mi 10 Ultra, công ty Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố sẽ không phát hành một mẫu Mix nào trong năm nay. Như vậy, đây sẽ là năm thứ 2 Xiaomi không thể ra mắt một sản phẩm chủ lực thực sự mới cho mùa mua sắm cuối năm (chiếc Mix Alpha ra mắt vào năm ngoái được Xiaomi gọi là “sản phẩm thử nghiệm” và không bán đại trà).
Ác mộng 2015 đang lặp lại: Xiaomi ngừng tăng trưởng khi chưa kịp chuyển mình thành thương hiệu cao cấp.
Cũng giống như các nhà sản xuất khác, Xiaomi được quyền hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn trong thời kỳ hậu-Covid. Nhưng nếu có xảy ra, tương lai tươi sáng (hơn) mà chúng ta nói đến cũng chẳng thể kéo dài lâu. Cứ cho rằng doanh số có thể tăng trở lại, Xiaomi rồi cũng sẽ có lúc không thể tăng trưởng được nữa. Từ giờ đến lúc ấy, Xiaomi sẽ buộc phải thay đổi. Thương hiệu Mi sẽ phải tiến bước lên phân khúc cao cấp.
Đáng buồn rằng, 5 năm trước, Xiaomi cũng đang gặp khó như bây giờ. Và 5 năm trôi qua, chìa khóa duy nhất của Xiaomi là tăng trưởng thay vì thực sự thay đổi để trở thành một thương hiệu có giá trị như Apple hay Samsung. Covid-19 có thể chỉ là một sự kiện “không may mắn”, nhưng cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh: điều gì sẽ xảy ra khi Xiaomi không thể chạy đua doanh số nữa? Liệu Xiaomi có kịp thay đổi để một lần nữa vượt qua khó khăn?
Nếu thâu tóm thành công TikTok tại Mỹ, Microsoft có thể trở thành một hãng công nghệ hợp thời hơn, dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng trẻ tuổi.
Microsoft vừa thông báo đang đàm phán để mua TikTok tại Mỹ. NYT nhận định, đại gia công nghệ Mỹ có thể sử dụng tiềm lực tài chính để mua sở thích của thanh thiếu niên qua thương vụ này.
Thông báo được Microsoft đưa ra sau khi CEO Satya Nadella nói chuyện với ông Donald Trump. Tổng thống Mỹ đã doạ cấm nền tảng mạng xã hội video ngắn này vì những lo ngại đến an ninh quốc gia.
TikTok đã trở nên rất phổ biến với những người dùng trẻ sở hữu smartphone. Do vậy, thương vụ này có thể giúp Microsoft – vốn nổi tiếng với cơ sở dữ liệu và hệ điều hành, có thể kiểm soát một trong những mạng xã hội ảnh hưởng hàng đầu tại Mỹ.
“Microsoft được xem là công ty của các bậc phụ huynh. Họ đang cố gắng thay đổi điều này”, Dan Ives, giám đốc điều hành, kiêm chuyên gia phân tích tại Wedbush Securities nói. Theo ông, nếu hoàn thành thương vụ trên, từ một hãng công nghệ không mấy hấp dẫn những người dưới 25 tuổi, Microsoft có thể trở thành “hợp thời” như TikTok.
CEO Microsoft, Satya Nadella. Ảnh: AFP
Sau khi trở thành CEO năm 2014, Nadella đã đưa Microsoft thành một gã khổng lồ điện toán đám mây. Hãng công nghệ này hiện có vốn hoá hơn 1.500 tỷ USD và sở hữu hơn 130 tỷ USD tiền mặt.
Dù vậy, Microsoft không có một hướng đi rõ ràng để phục vụ khách hàng trẻ ngoài mảng kinh doanh game. Trong giai đoạn mạng xã hội biến thành các doanh nghiệp tiêu dùng khổng lồ như riêng Facebook có trị giá hơn 720 tỷ USD, thì Microsoft đã lỡ nhịp khá xa.
Dưới thời Nadella, những thương vụ thâu tóm lớn nhất của Microsoft là mua các công ty internet. Những công ty này có mạng lưới thu hút người dùng nhưng cũng cần cơ sở hạ tầng điện toán đám mây mà Microsoft có thể cung cấp.
Năm 2014, Microsoft mua Minecraft với giá 2,5 tỷ USD. Đến năm 2016, hãng này tiếp tục thâu tóm LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD. Hai năm sau đó, Microsoft mua GitHub, một nền tảng trực tuyến cho những người phát triển phần mềm với giá 7,5 tỷ USD.
Theo NYT, thanh thiếu niên không nên lo lắng rằng Microsoft sẽ làm giảm sự thú vị của TikTok. Bởi trong những thương vụ gần đây, Microsoft tăng nguồn lực tài chính và công nghệ tại các công ty nhưng phần lớn vẫn để họ vận hành độc lập.
Sau khi thoả thuận với Microsoft được công bố, Christopher Wanstrath – đồng sáng lập GitHub nói với các nhà đầu tư cách đại gia công nghệ này đối xử với Minecraft và LinkedIn cho thấy “họ nghiêm túc thế nào trong việc phát triển các doanh nghiệp non trẻ trong khi vẫn duy trì sự độc lập và bản sắc”
Giới phân tích cho rằng, phương pháp tiếp cận của Microsoft đã thành công. Từ khi thuộc sở hữu của Microsoft, cho đến trước lúc Covid-19 bùng phát, LinkedIn đã phát triển nhanh hơn so với thời điểm chưa về tay đại gia công nghệ Mỹ.
Với hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ, TikTok nhiều khả năng phù hợp với mô hình này. Để thành công, chủ nhân của TikTok sẽ cần vận hành công nghệ và duy trì cộng đồng trực tuyến của mình. Thoả thuận đang được thảo luận gồm mua các văn phòng Tiktok tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. ByteDance – công ty mẹ TikTok sẽ tiếp tục sở hữu các cơ sở của ứng dụng này tại Bắc Kinh.
Microsoft cũng có thể cung cấp một thứ mà các đối thủ trong ngành công nghệ không có. Đó là sự yên bình tại Washington. Amazon, Facebook và Google đã phải bước đi cẩn thận trong bối cảnh đang bị giám sát chống độc quyền. Vì vậy, việc thực hiện một thoả thuận “bom tấn” với những doanh nghiệp không vững chắc về chính trị cũng kém hấp dẫn.
Dù cố gắng thâm nhập thị trường Trung Quốc hơn một thập kỷ, Microsoft cũng chỉ thành công khiêm tốn. Microsoft Windows và Office phổ biến ở Trung Quốc nhưng phần lớn là hàng lậu. Thị trường này chỉ đóng góp chưa tới 2% doanh thu của Microsoft.
Cuộc trò chuyện của Nadella với ông Trump tạm thời xoa dịu những lo lắng của Tổng thống về TikTok với an ninh quốc gia. Mối quan tâm của Chính phủ Mỹ là ứng dụng này giúp Trung Quốc tiếp cận thông tin cá nhân của người dân Mỹ. Tuy nhiên, theo thông báo của Microsoft, doanh nghiệp này sẽ đảm bảo tất cả thông tin cá nhân của người dùng Mỹ trên TikTok sẽ vẫn ở lại Mỹ.
Tú Anh(theo NYT)
Nguồn: https://vnexpress.net/microsoft-se-duoc-gi-khi-mua-tiktok-4141179.html
Mẫu SUV hàng đầu của hãng xe Việt có tên President, kích thước lớn hơn SA, dự kiến ra mắt trong tháng 9, giá 6-7 tỷ đồng.
Thay vì tên gọi dự kiến Lux V8, VinFast gọi mẫu SUV cỡ lớn là President. Khung gầm kéo dài hơn so với mẫu SUV SA, vì thế kích thước của President sẽ lớn hơn. Động cơ có nhiều khả năng là loại 6.2 V8 tăng áp của General Motors (GM), đang sử dụng cho Chevrolet Camaro hay Corvette, giống mẫu Lux V8 từng được VinFast giới thiệu tại triển lãm ôtô Geneva, Thụy Sĩ, hồi tháng 3/2019.
Mẫu SUV mới President với ngoại hình vuông vức, tông đen và điểm nhấn tương phản màu vàng đồng. Ảnh: VinFast
Với President, hãng xe Việt đặt tham vọng có thể cạnh tranh cùng phân khúc với những mẫu SUV hạng sang như Lexus LX570 hay BMW X7. Số lượng sản xuất giới hạn, và kế hoạch ban đầu là 500 xe, có thể điều chỉnh tới đây, mức giá khoảng 6-7 tỷ đồng.
Động cơ 6,2 lít V8 tức 8 xi-lanh xếp hình chữ V, to hơn cả Lexus LX570 (động cơ 5,7 lít V8). Nếu không can thiệp vào sức mạnh, cỗ máy này sẽ có công suất 455 mã lực, mô-men xoắn cực đại 624 Nm.
Logo chữ V màu vàng đồng thay vì màu bạc như thông thường, ngay phía dưới là một camera. Ảnh: VinFast
So với Lux V8, mẫu President có một số khác biệt ở sự phối hợp tạo sự tương phản. Xe sơn màu đen, lưới tản nhiệt dạng mắt cáo cùng tông màu đen bóng, tương phản là các chi tiết màu vàng đồng như logo, cản trước, vành xe, nẹp sườn, bậc lên xuống và giá nóc.
Ở đuôi xe là chữ “President” cùng tông vàng. Thiết kế nắp ca-pô cũng thể hiện một chiếc SUV hiệu suất cao với khe hút gió cùng các đường gân dập nổi cơ bắp. Khe hút gió nhiều khả năng để làm mát bộ giải nhiệt khí nén dùng cho tăng áp.
Chữ “President” màu vàng đồng ở đuôi xe. Ảnh: VinFast
Hiện chưa rõ thiết kế cabin. President có kích thước lớn hơn SA, vì thế sẽ thêm không gian giúp hành khách ở hàng ghế sau thoải mái hơn, tăng sự tiện nghi. Mẫu SUV mới có thể nhấn mạnh vào trang bị và vật liệu cao cấp.
VinFast President dự kiến ra mắt trong tháng 9. “Đối thủ kỳ vọng” Lexus LX570 giá từ 8,34 tỷ, còn BMW X7 khoảng 7,5 tỷ đồng.
Mỹ Anh
Nguồn: https://vnexpress.net/oto-dat-nhat-cua-vinfast-lo-dien-4141089.html